Việt Nam không ngoại lệ với Siêu Vi Khuẩn này!

KHÁNG THUỐC LÀ QUÁ TRÌNH KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI

 NHƯNG CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM CHẬM NÓ LẠI.

Ø Ngày 21/5/2016, tổ chức WHO đã lên tiếng cảnh báo nhân loại về vấn đề kháng
g thuốc kháng sinh, đồng thời trích dẫn hậu quả tới năm 2050, trên thế giới sẽ có 10 triệu người chết vì siêu vi khuẩn này, vậy trung bình mỗi 3 giây có một người chết. Nếu vấn đề này lỏng lẻo thì con số tổn thất là 100 nghìn tỷ Đô – la Mỹ.

Ø Theo  thống kê, Trung Quốc là quốc gia sử dụng thuốc kháng sinh chiếm ½ thế giới, nếu không có biện pháp cụ thể, tới năm 2050 con số tổn thất là 20 nghìn tỷ Đô la Mỹ cho Trung Quốc.


Ø Việt Nam cũng không thể ngoại lệ:
 Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc ở nước ta cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Có đến 88% nhà thuốc thành thị và 91% nhà thuốc ở nông thôn bán thuốc kháng sinh không có đơn.
Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng số doanh thu của hiệu thuốc. Theo kết quả kiểm tra bệnh viện hằng năm, chi phí cho thuốc chiếm 48% chi phí điều trị, trong đó chi phí cho kháng sinh chiếm 33%. Việc sử dụng kháng sinh không theo đơn, chỉ định quá mức cần thiết là nguyên nhân quan trọng gây kháng kháng sinh.

Chúng ta cần thiết lập barie để bảo vệ chúng ta trước mối nguy hiểm  hơn HIV này. 
Ø Tổ chức WHO kiến nghị rằng: ” Đối với công chúng, cần nghĩ tới vấn đề có nên dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh không (cần nhớ rằng cảm cúm thì không thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh); phải dùng đủ liều thuốc kháng sinh theo đơn của bác sỹ; không nên cho người khác dùng số kháng sinh mà mình đã dùng thừa.

Ø WHO cũng kiến nghị với các bác sỹ: "Chỉ khi cần thiết mới kê thuốc một cách có lựa chọn; ưu tiên nghiên cứu các loại kháng sinh mới, để có thể kịp thời thay thế cho những loại kháng sinh cũ không còn tác dụng; ủng hộ các hoạt động tuyên truyền mang tính toàn cầu, giúp bệnh nhân và người trong ngành hiểu rõ về vấn đề kháng thuốc và hậu quả mà nó đem lại".

Ø Lời khuyên:
• Nhanh chóng mở rộng tuyên truyền trên quy mô toàn cầu, nâng cao ý thức cho người dân về mức độ nguy hiểm của vấn đề kháng thuốc kháng sinh;
• Lập "Quỹ sáng tạo toàn cầu" để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu thời kỳ đầu;
• Cải thiện cung cấp nguồn nước sạch, nâng cao vấn đề vệ sinh, nhấn mạnh về vệ sinh trong bệnh viện, đề phòng việc mở rộng phạm vi lây nhiễm;
• Giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh tại các vùng nông thôn, đặc biệt nghiêm cấm lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi;
• Cải thiện việc khống chế vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát tán rộng rãi;
• Mỗi năm thưởng 1 tỷ Đô-la Mỹ cho mỗi loại thuốc kháng sinh mới được nghiên cứu;
• Thưởng kinh tế cho những phương pháp xét nghiệm bệnh lý học mới, tránh tình trạng bác sỹ biết rõ là không có hiệu quả nhưng vẫn kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân;
• Tuyên truyền người dân tích cực sử dụng thuốc tiêm phòng thay thế thuốc trị bệnh.


 Tham khảo từ Genk.vn