TẬP DỊCH CHÂN KINH
- Xuất xứ của Dịch Cân kinh là do Bồ đề đạt ma viết ra sau 9 năm quay mặt vào tường trên chùa Thiếu Lâm suy nghĩ, vào khoảng thế kỷ 6
- Theo lưu truyền trong dân gian rằng "Dịch Cân Kinh" và "Tẩy tủy kinh" do Đạt Ma sáng tạo ra để những nhà sư rèn luyện tăng cường sức khỏe và chữa bệnh. ..
1. Tại sao tập Dịch Cân Kinh có thể chữa được bệnh tật?
1.1 Dịch Cân Kinh chữa được bệnh gì?
Từ những bệnh nan y như ung thư, phổi, u não, tim, thận, bán thân bất toại, cho tới những bệnh thông thường như hay đầy bụng, trĩ nội, hay mệt mỏi, uể oải đều được chữa khỏi sau khi tập Dịch Cân Kinh và được ghi nhận trong các tài liệu.
1.2 Nguyên nhân gây ra bệnh
Trong cuốn “Làm sạch mạch và máu” tác giả Nishi Katsuzo có nói: chỉ có nước đứng yên mới bẩn, còn nước chảy luôn sạch. Cơ thể chúng ta giống như nước đang chảy, được lưu chuyển bình thường thì máu không bị ứ đọng; còn với ứ đọng, bất kỳ bệnh gì cũng sẽ có thể xảy ra.
Tắc nghẽn nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó rất nguy hiểm vì:
- Ngăn cản máu mang oxy và chất bổ dưỡng tới các tế bào để tái tạo
- Hệ bạch huyết không thể mang tế bào miễn nhiễm tới chỗ bị đau
- Không thể mang các chất cặn bã từ các tế bào đến cơ quan bài tiết
1.3 Dịch Cân Kinh chữa bệnh như thế nào?
Về cơ bản Dịch Cân Kinh lấy sự lưu thông khí huyết là cốt lõi, khí huyết lưu thông sẽ mang máu tốt đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, và đẩy đi các chất cặn bã bị ứ đọng. Khi tập Dịch Cân Kinh 5 huyệt (1 Bách hội trên đỉnh đầu, 2 Lao Cung ở hai lòng bàn tay, 2 Dũng Tuyền ở 2 lòng bàn chân) hoạt động mạnh hơn bình thường, làm thông suốt mạch Nhâm Đốc và 12 đường kinh, các cơ quan không bị trì trệ, âm dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.
Hình ảnh 12 đường kinh (nguồn: theamt.com)
2. Cách tập Dịch Cân Kinh
Mình sẽ chia Dịch Cân Kinh thành hai phần cho dễ thực hiện
- Chuẩn bị
- Vẫy
2.1 Chuẩn bị
- Mang dép. Tránh không để khí lạnh có cơ hội xâm nhập vào lòng bàn chân.
- Chân dang ra rộng bằng vai. Tư thế đứng thoải mái.
- Nhíu hậu môn và thót lên. Để việc nhíu hậu môn được duy trì trong suốt buổi tập thì bạn cần gồng cứng hai chân, và bấm các đầu ngón chân xuống.
Mình chỉ bấm phần mềm chỗ đầu ngón chân xuống, không quặp đầu ngón xuống làm tổn thương ngón.
- Co đầu lưỡi chạm nhẹ vào nướu và chân răng hàm trên, răng khép lại và miệng ngậm.
- Mặt nhìn thẳng về phía trước
- Bàn tay khép các ngón tay lại.
2.1 Vẫy
- Giơ hai tay ra đằng trước cao bằng vai.
- Dùng lực của vai và tay (lực của vai nhiều hơn) vẫy hai tay song song ra đằng sau. Thẳng ra sau hết cỡ.
- Nhờ có lực đẩy này mà tay sẽ có quán tính hất ra phía trước. Lúc này tùy vào lực mạnh hay yếu, đánh vòng hẹp hay vòng to mà tay có thể cao bằng hoặc thấp hơn vai.
- Sau đó lại dùng lực của vai để đẩy tay ra đằng sau. Lặp lại động tác trên.
- Thở bình thường
Tác dụng kinh ngạc của dịch chân kinh: