Nỗi lo đột quỵ 'tấn công' người trẻ
Đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não, trước kia được mặc định là bệnh của người già, nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ người bị đột quỵ đang trẻ hóa.
Nguyên nhân
Đột
quỵ thường do mạch máu não bị dị dạng, do các bệnh về máu, viêm mạch máu... các
nguyên nhân này không thay đổi nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, hiện nay lý
do khiến đột quỵ tăng lên ở người trẻ chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống và
lối sống.
Theo
PGS-TS Nguyễn Hoài Nam - Tổng thư ký Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
TP.HCM, do cuộc sống ngày càng hiện đại, con người trở nên căng thẳng, vội vã
hơn, ít hoạt động thể chất, chế độ ăn nhiều mỡ, muối, ít rau xanh, đặc biệt ăn
nhiều các thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, khoai tây chiên... từ đó làm
tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp... Đây cũng là nguyên nhân làm
tăng bệnh mạch máu nói chung và đột quỵ nói riêng.
Sự nguy hiểm của đột quỵ
Đột
quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, còn ở VN là nguyên nhân tử
vong đứng thứ nhất. Đồng thời đột quỵ cũng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu.
Như
vậy, nếu nặng thì đột quỵ sẽ gây tử vong; nếu nhẹ và vượt qua được sẽ bị tàn
phế, trường hợp nặng có thể nằm một chỗ, hoặc sống đời sống thực vật; còn nhẹ
hơn nữa thì đi lại yếu, nói năng không bình thường, không thể làm lại công việc
cũ. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân có thể hồi phục bình thường hoặc gần bình
thường và trở lại công việc cũ.
Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ :
Đi bộ 20 phút mỗi ngày:
Hãy dành 20 phút để đi bộ mỗi ngày. Thậm chí bạn có thể chia thành 2 lần, mỗi lần 10 phút cũng rất tốt. Điều này sẽ giúp giảm gần 30 -> 40% nguy cơ bị đột quỵ
Sống vui tươi, lạc quan tránh cảm giác phiền muộn:
người xưa có câu:"Cười là mười thang thuốc bổ", vì vậy chúng ta hãy sống vui vẻ yêu đời, và điều này sẽ đẫy xa căn bệnh hiểm nghèo (đột quỵ) này đi xa mãi và không bao giờ trở lại
Chỉ nên ngủ 7 tiếng mỗi đêm:
Các nhà khoa học ở trường ĐH Harvard cho thấy những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 63% so với những người chỉ ngủ 7 tiếng. Đặc biệt nếu bạn ngủ ngáy, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa nhiều gấp 2 lần. Điều này làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ cũng như các bệnh về tim mạch và tiểu đường.
Thường xuyên sử dụng dầu olive:
Một nghiên cứu mới cho thấy sử dụng dầu olive còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ, cho thấy những người thường xuyên sử dụng dầu olive sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ hơn 40%
Dinh dưởng:
nên ăn khoai lang,ngoài khoai lang nên ăn thêm nho khô, chuối và bột cà chua. Bạn cũng không phải ăn tất cả cùng một lúc. Mỗi thực phẩm này đều chứa kali và một chế độ dinh dưỡng giàu kali sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ 20%, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy điều đó. Một số nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như: rau củ quả, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa.
Hạn chế tức giận:
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cao huyết áp cho thấy những người hay tức giận và tính khí hung hăng thường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn.
Chú ý nếu tim đập nhanh:
Đặc biệt nếu tim đập không đều đi cùng với chứng khó thở, đau đầu nhẹ và đau ngực – đây là những dấu hiệu của tim đập bất thường và có khả năng tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần.
Hiểu các triệu chứng của bệnh đột quỵ:
- F (mặt): cười méo miệng, khó cử động, rối loạn thị lực
- A (tay và chân): mệt mỏi, khó cử động, tê liệt
- S (nói): líu lưỡi, tắt tiếng, không tìm ra từ thích hợp để nói
- T (thời gian): Nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu trên, nhanh chóng gọi cấp cứu. Bạn càng đến viện sớm, khả năng bạn được cứu sống càng cao.
tham khảo từ nguồn: Ngọc Khuê/TNO--voh.com.vn