Các bạn có biết sự thật này chăng?

Sự thật sau lá bài J Q K

Rất nhiều người đã từng cầm đến bộ bài tây (hay tú lơ khơ) nhưng không phải ai cũng biết những nhân vật bí ẩn đằng sau các quân bài J, Q, K là có thật.
Quân bài K bích là hình ảnh của vua David (1040TCN-970), ông là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. Ông là một người yêu nhạc, giỏi diễn tấu đàn hạc và viết nhiều bài thánh ca trong kinh thánh, chính vì vậy trong các hình vẽ về ông thì hầu hết đều có hình ảnh cây đàn.



Quân bài Q tép là hoàng hậu Argine. Liên quan tới quân bài này là câu chuyện chiến tranh của giới quý tộc ở Anh quốc. Hoàng tộc Lancaster đã lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, trong khi đó hoàng tộc York lại chọn hoa hồng trắng. Sau khi hai hoàng tộc trải qua cuộc chiến hoa hồng, họ đã hòa giải và kết hợp với nhau nên trên tay vị hoa hậu này cầm bông hoa màu hồng.

Trên quân bài Q rô là hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là vợ thứ hai của Jacob, tổ tiên của người Do Thái, bà là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà cũng chính là em gái của Leah, người vợ đầu tiên của Jacob.

Trên quân Q cơ là hình ảnh của nữ hoàng Judith, nhân vật trong kinh thánh Cựu ước. Bà là quả phụ xinh đẹp của Hebrew cổ (chủ yếu là người Do Thái). Nhờ nhan sắc và mưu trí, bà đã hạ sát Holoferne, hùng tướng của Philitinh, để cứu người dân thành Bethulia.

Quân Q bích là nữ hoàng Eleanor, vợ của hoàng đế Leopold I. Đây là người phụ nữ duy nhất trong các quân bài cầm vũ khí.

J tép là hiệp sĩ Lancelot, một trong những dũng sĩ bậc nhất của vua Arthur. Sau này, Lancelot trở thành một nhà tu hành để hối cải vì đã gây ra cuộc chiến không đáng có trong hội nghị bàn tròn của vua Arthur.

Quân bài J rô là ai thì cho tới nay vẫn còn một số giả thuyết gây tranh cãi, nhiều người cho rằng đó là Hector, con trai của vua Priamus, ông đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong cuộc chiến thành Troy và được xưng là “Bức tường thành của Troy”.

La Hire (1390-1443) là người xuất hiện trên quân bài J cơ, ông là tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, trợ thủ đắc lực của thánh nữ Jeanne d’Arc.

Tương tự như quân J rô, nhiều người cho rằng J bích là Wallenstein, nhà lãnh đạo quân sự và chính trị phục vụ dưới quyền Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II và chỉ huy đội quân từ 3 vạn đến 10 vạn người của Hoàng đế trong cuộc Chiến tranh Ba Mươi năm (1618-48). Một số người khác lại cho rằng đây là hình ảnh của Ogier, người tùy tùng của vua Charlemagne.
Tham khảo từ Caroki.com