Nhờ những dữ liệu mới cập nhật, các nhà khoa học của NASA đã tính toán lại quỹ đạo của một thiên thể lớn. Theo đó, nguy cơ xảy ra va chạm giữa Trái đất và thiên thể vào năm 2036 đã được giảm đi đáng kể.
Các nhà khoa học Steve Chesley và Paul Chodas tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) của NASA ở Pasadena, California cho biết thiên thể Apophis có kích thước gấp 2.5 lần sân bóng đá. Kết quả mới này được trình bày chính thức tại phiên họp của Hội Thiên văn học - Phân ngành Khoa học các hành tinh tại Puerto Rico vào ngày 8/10.
Chesley cho biết: “Apophis là một trong các thiên thể đã thu hút sự quan tâm của dư luận kể từ khi được phát hiện vào năm 2004. Các kĩ thuật tính toán hiện đại và nguồn dữ liệu mới cho thấy khả năng Apophis va chạm vào Trái đất vào ngày 13.4.2036 giảm từ 1/45000 xuống còn 4/1000000.”
Phần lớn nguồn dữ liệu cho biết về quỹ đạo của Apophis có được là nhờ quan sát của Dave Tholen cùng các cộng sự tại Học viện Thiên văn học Hawaii ở Manoa. Tholen đã miệt mài nghiên cứu hàng trăm bức ảnh chưa từng công bố trước đây, được chụp bởi kính viễn vọng của Đại học Hawaii có độ dài ống kính 2,2m (tương đương 88 inch) đặt gần đỉnh núi Mauna Kea.
Thiên thể Apophis được phát hiện vào ngày 19.6.2004 (Ảnh: UH/IA) |
Tholen đã có được những đo lường tiến bộ về vị trí của thiên thể Apophis trong những bức ảnh. Điều này cho phép Tholen có thể cung cấp cho Chesley và Chodas những dữ liệu mới chính xác hơn những đo lường trước đó về thiên thể Apophis. Những tính toán của Chesley có sử dụng kết quả đo lường từ kính viễn vọng Bok có độ dài 2,3m (tương đương 90 inches) của Đài quan sát Steward, đặt tại đỉnh Kitt, bang Arizona, Mỹ và Đài quan sát Arecibo trên đảo Puerto Rico.
Các thông tin này đem đến dự đoán chính xác hơn về quỹ đạo của Apophis trong nửa sau của thế kỉ này. Người ta dự báo vào năm 2068, có khoảng 3/1000000 khả năng Trái đất có thể va đập với một thiên thể. Trong khi những tính toán trước đây không thể loại trừ được khả năng va chạm của Trái đất vào năm 2029 và 2036 do không đủ dữ liệu, thì hiện tại người ta đã loại được nguy cơ va chạm vào năm 2068 nhờ các thông tin mới thu thập về thiên thể Apophis.
Ban đầu, dự đoán cho biết có 2.7% khả năng Apophis sẽ va đập vào Trái đất vào năm 2029. Các quan sát bổ sung sau đó đã loại trừ được nguy cơ này. Tuy nhiên, thiên thể này vẫn có thể áp sát Trái đất vào ngày thứ sáu, 13.4.2029, với độ cao không dưới 29450 km (18300 dặm) so với bề mặt Trái đất.
Don Yeomans, giám đốc Chương trình nghiên cứu vật thể cận Trái đất, Phòng thí nghiệm động cơ phản lực cho biết: “Thông tin mà ta mới có khẳng định rằng Apophis là một thiên thể mang đến cơ hội nghiên cứu tốt cho giới khoa học. Nó không nên bị nhìn nhận như một điều gì đó đáng sợ. Công chúng có thể theo dõi các nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi về thiên thể Apophis và các vật thể bay cận Trái đất khác trên trang web AsteroidWatch.”
Các thông tin này đem đến dự đoán chính xác hơn về quỹ đạo của Apophis trong nửa sau của thế kỉ này. Người ta dự báo vào năm 2068, có khoảng 3/1000000 khả năng Trái đất có thể va đập với một thiên thể. Trong khi những tính toán trước đây không thể loại trừ được khả năng va chạm của Trái đất vào năm 2029 và 2036 do không đủ dữ liệu, thì hiện tại người ta đã loại được nguy cơ va chạm vào năm 2068 nhờ các thông tin mới thu thập về thiên thể Apophis.
Ban đầu, dự đoán cho biết có 2.7% khả năng Apophis sẽ va đập vào Trái đất vào năm 2029. Các quan sát bổ sung sau đó đã loại trừ được nguy cơ này. Tuy nhiên, thiên thể này vẫn có thể áp sát Trái đất vào ngày thứ sáu, 13.4.2029, với độ cao không dưới 29450 km (18300 dặm) so với bề mặt Trái đất.
Don Yeomans, giám đốc Chương trình nghiên cứu vật thể cận Trái đất, Phòng thí nghiệm động cơ phản lực cho biết: “Thông tin mà ta mới có khẳng định rằng Apophis là một thiên thể mang đến cơ hội nghiên cứu tốt cho giới khoa học. Nó không nên bị nhìn nhận như một điều gì đó đáng sợ. Công chúng có thể theo dõi các nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi về thiên thể Apophis và các vật thể bay cận Trái đất khác trên trang web AsteroidWatch.”
Thiên thạch này có tác động gấp 26.000 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, dựa trên kết quả mới đây từ mô hình giả lập tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (Mỹ).
Vì 70% bề mặt địa cầu là nước, nên "thiên thạch rơi xuống đại dương" là một giả thuyết hợp lý, và có nhiều khả năng hơn.
Nếu ở trên mặt đất, thiên thạch rơi tạo ra một cái hố lớn có thể nuốt chửng cả thành phố. (Ảnh minh họa: Internet).
Nếu ở trên mặt đất, thiên thạch rơi tạo ra một cái hố lớn có thể nuốt chửng cả thành phố, thì với đại dương, thiên thạch rơi sẽ có 2 tác động: (1) khiến khối lượng nước tại khu vực va chạm kèm sóng xung kích phát ra xung quanh, và (2) hơi nước bay hơi trước sức nóng của thiên thạch do ma sát với khí quyển.Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng yếu tố và xem xét ảnh hưởng của chúng.
1. Khối lượng nước tại khu vực va chạm kèm sóng xung kích phát ra xung quanh
Tuy rằng việc thiên thạch rơi xuống đại dương có thể tạo ra các con sóng lớn, khổng lồ cao hàng trăm thậm chí đến hàng kilomet, nhưng trừ phi vụ va chạm xảy ra tương đối gần bờ, kết quả mô phỏng cho thấy không nhiều khả năng nó gây nên một trận sóng thần tàn phá vùng bờ biển.
Mô phỏng trên máy tính của cảnh tượng thiên thạch rơi xuống đại dương.
Đó là vì sóng xung kích từ vụ va chạm thiên thạch là tương đối ngắn. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng nước bị văng ra xung quanh từ khu vực va chạm sẽ không lan ra quá xa, quá rộng.
Nếu vụ va chạm nằm trong vòng bán kính 10-20km của một vùng bờ biển đông đúc, hậu quả sẽ khôn lường: lũ lụt nghiêm trọng, sóng xung kích trong không khí, nhiệt độ gia tăng đột biến và sức gió ngang tầm bão xuất hiện.
2. Hơi nước bay hơi trước sức nóng của thiên thạch do ma sát với khí quyển
Sức nóng từ thiên thạch do ma sát với bầu khí quyển khi rơi có thể làm bốc hơi hàng triệu tấn nước. Trong một lần mô phỏng, lượng nước bay hơi lên đến 250 triệu tấn. Lượng nước này sẽ thậm nhập tầng bình lưu, và lưu tồn ở đó trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Giống khí CO2, hơi nước cũng là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nên lại từ đó góp phần thúc đẩy hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Thí nghiệm này chỉ mới áp dụng với tiểu hành tinh có đường kính nhỏ, thường gặp trong hệ mặt trời. Nhìn chung ở kích thước đó, chúng tạo ra sóng lớn nhưng vẫn ít nguy hiểm hơn. Viễn cảnh tăm tối nhất, như đã trình bày ở trên, là thiên thạch rơi ở gần bờ biển. Vừa làm ảnh hưởng tới nền địa chất, vừa tạo ra sóng thần hàng trăm mét, đó sẽ là thảm họa vô cùng khủng khiếp.
Nghiên cứu này vừa được trình bày tại hội nghị American Geophysical Union ở San Francisco (Mỹ).